Ngô được xem là một loại ngũ cốc vàng vì không những nó đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm chính của con người từ thuở sơ khai mà còn là một nguồn dinh dưỡng tiềm năng góp phần ngăn ngừa những triệu chứng bệnh lý của động mạch vành dẫn tới nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch não.
Ngô là thực phẩm có sẵn quanh năm với giá trị dinh dưỡng không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống hàng ngày. Ngô (bắp) có vị ngọt và là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi cũng như chống chọi sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt.
Khi chế biến cùng các thực phẩm khác, giá trị dinh dưỡng của ngô dễ bị mất đi hoặc biến đổi không tốt cho sức khỏe con người. Ngô luộc đơn giản nhưng là một loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và cũng có khi được coi như rau.
Giá trị dinh dưỡng trong ngô luộc
Một bắp ngô luộc nặng khoảng 164 gram và chứa 177 calo, trong đó phần lõi ngô nặng khoảng 103 gram. Trong một hạt ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng cộng trọng lượng. Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6. Ngô luộc không chứa muối hay natri.
Thành phần vitamin và các khoáng chất
Ngô có lượng folate cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg hay 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày. Thiamin cũng có lượng lớn trong ngô, cung cấp đến 24% theo mức hàng ngày. Một chén ngô (hạt) cũng cấp hơn 10% giá trị dinh dưỡng trong ngày bao gồm vitamin C, pantothenic acid, niacin, magie, kali, mangan và phốt pho. Các chất dinh dưỡng khác có trong ngô với số lượng ít hơn bao gồm vitamin A, E, B – 6 và K, riboflavin, canxi, kẽm, sắt, đồng, selenium và choline.
Tác dụng hóa học trong cơ thể
Ngô chứa phytochemicals, hóa chất thực vật – không phải là thành phần dinh dưỡng trong cơ thể, tuy nhiên có những lợi ích riêng biệt với sức khỏe. Hoạt chất đặc trưng của phytochemicals trong ngô là beta – cryptoxanthin, dạng carotene giúp bảo vệ phổi. Thành phần chất phytochemicals khác trong ngô là phenolics, cung cấp các dưỡng chất chống lại quá trình oxy hóa. Lutein, beta- carotene và zeaxanthin là các phytochemicals khác có trong ngô giúp ích cho cơ thể – theo tạo chí Khoa Học Thực Phẩm.
Lưu lượng folate trong ngô cao giúp cơ thể chống lại các căn bệnh tim mạch, ung thư ruột. Nó còn giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh với phụ nữ trong giai đoạn thai kì, theo World’s Healthiest Foods (Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe trên thế giới). Thiamin trong ngô tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, axit pantothenic giúp cơ thể phục hồi thể trạng sau những ảnh hưởng từ stress.
Ngô luộc là món ăn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của ngô nhiều nhất. Nấu hoặc chế biến ngô với muối làm gia tăng hàm lượng natri, biến một thực phẩm tốt cho sức khỏe thành thảm họa chế độ ăn giàu natri. Sản phẩm ngô tinh chế như ngũ cốc, bánh mì hay xi – rô ngô lấy đi nhiều giá trị dinh dưỡng trong ngô tự nhiên và thực sự gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt khi ngô chế biến thành các thực phẩm trên, nguồn phytochemical có lợi bị mất đi, bao gồm cả chất chống oxy hóa và hàm lượng chất xơ nguyên bản ban đầu.